Pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền lợi của người dân

Xã hội ngày càng phát triển, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục tiêu hạnh phúc, no ấm của người dân, và Việt Nam cũng là một đất nước luôn đặt quyền lợi của con người và việc bảo vệ quyền lợi của người dân lên trên hết.

Nguyên tắc hoạt động của Đảng và Nhà nước ta là tất cả vì tự do và hạnh phúc của nhân dân. Ở Việt Nam, quyền con người gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát ra khỏi xiềng xích nô lệ vì vậy nhất quán với nguyên tắc là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Quyền con người là một giá trị cơ bản và quan trọng của nhân loại. Nó là đặc trưng của xã hội văn minh, là kết quả của đấu tranh trong lịch sử. Quyền con người cũng là một quy phạm pháp luật.

Quyền con người là mục tiêu phát triển của quốc gia

Quyền con người, hay còn gọi là nhân quyền là quyền đòi hỏi tất cả mọi thành viên của xã hội, không loại trừ bất cứ ai, đều có phải tôn trọng các quyền và tự do của mọi người.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quyền con người đã trở thành một hệ thống các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế có tính chất bắt buộc với mọi quốc gia, và việc tôn trọng, bảo vệ các quyền con người đã trở thành thước đo về trình độ văn minh của các nước và các dân tộc trên thế giới. Bởi lẽ, quốc gia nào cũng phát triển theo hướng tiến bộ, mà sự tiến bộ đầu tiên phải thể hiện qua việc đề cao quyền con người.

Năm 1945, nước Việt Nam ta giành được độc lập, từ đó Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc phổ biến và giáo dục nhân quyền bên cạnh việc dựng xây và phát triển đất nước. Ngày 2/9/1945, trên quảng trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập – một văn kiện có tính lịch sử trên phương diện quốc tế về quyền con người.

Trên cơ sở bản tuyên ngôn, quyền con người đã được ghi nhận trong 5 bản Hiến pháp nước ta: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013.

>> Xem thêm: Mách bạn những cách sử dụng tinh dầu khử mùi…

Quyền con người có mối liên hệ gắn bó với pháp luật. Bởi dù con người sinh ra có quyền tự nhiên hay quyền pháp lý thì đều phải được thực hiện thông qua luật pháp và được luật pháp bảo vệ. Mà luật pháp là những quy tắc xử sự bắt buộc chung, không còn nằm trong khuôn khổ những chuẩn mực, quy tắc đạo đức.

Pháp luật là phương tiện đảm bảo giá trị thực tế của các quyền con người vì chỉ khi được quy định trong pháp luật, việc tuân thủ và thực hiện các quyền con người mới mang tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội.

Pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền con người

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Những hiểu biết, nhận thức về pháp luật hay quyền con người của người dân còn có nhiều hạn chế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người để xây dựng một xã hội mọi người sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, hiểu biết pháp luật.

Trong những năm qua, việc thực hiện phổ biến, giáo dục nhân dân về quyền con người không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng của Nhà nước, mà còn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp.

Những dịch vụ như tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900 6568 thực sự tiện lợi, nhanh chóng, góp phần tích cực vào việc giải đáp thắc mắc, giáo dục, phổ biến các luật, đặc biệt là quy định về quyền con người cho người dân hiểu rõ.

Thực tế ở nước ta hiện nay, vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, chức năng xã hội của mình, về quyền con người, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, hạch sách nhân dân, làm nhân dân mất niềm tin vào chính quyền. Một số người dân đã lợi dụng quyền công dân của mình để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi này cần được xử lí nghiêm, không thể để ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền con người ở nước ta.

>> Có thể bạn quan tâm: Những mẹo hay giúp trị vết bầm tím hiệu quả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *